Cây chanh bị thiếu dinh dưỡng bệnh vàng lá thối rễ chữa thế nào?

Bệnh vàng lá, thối rễ là một trong những bệnh đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng, nhất là đối với cây chanh. Bởi phạm vi lan rộng của bệnh rất nhanh, gây thiệt hại không nhỏ cho nông dân. Vì vậy, người trồng chanh cần nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết để có biện pháp xử lí kịp thời, nhằm hạn chế thiệt hại về kinh tế.

Bệnh vàng lá thối rễ là gì? Dấu hiệu nhận biết thế nào?

bệnh vàng lá

Bệnh vàng lá thối rễ trên cây chanh do các loại nấm như Fusarium, Pythium, Phytophathora và tuyến trùng gây nên. Thời tiết ấm nóng là điều kiện để bệnh sinh sôi và phát triển mạnh mẽ nhất.

Khi cây mới bị bệnh, gân lá chanh có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng và có gió thổi thì lá lần lượt rụng hết. Đến giai đoạn nặng, cây có thể chết nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Ngoài lá bị tác động, thì rễ cũng bị hư thối, từ rễ nhỏ lan vào trong rễ lớn. Rễ bị thối có màu vàng nâu, tách khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Dần dần, rễ mất khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, nước, khiến cành bị chết khô. Khi bệnh nặng, cây sẽ bị chết do tất cả các rễ đều bị thối đen.

Nên xem:   Nguyên nhân cây bí đỏ bị nhiễm thối quả non

Điều kiện để bệnh xuất hiện

bệnh vàng lá

Theo các chuyên gia, bệnh vàng lá, thối rễ thường xuất hiện ở đất canh tác lâu năm. Trong thành phần có sét, độ pH thấp từ dưới 5%, đất không được sử dụng phân hữu cơ và bón vôi thường xuyên.

Thứ hai, sau những đợt mưa dài ngày, nước không có chỗ thoát khiến đất bị oi nước. Tình trạng kéo dài làm các chất độc do quá trình sinh hóa trong tế bào rễ sinh ra, không được oxi hóa để giải độc, tích luỹ và gây ngộ độc trong tế bào.

Khi đó, các tế bào ở phần rễ non sẽ xảy ra quá trình sinh hóa mạnh nhất, bị chết dần các tế bào và tạo ra mảng thối ở rễ non. Do vậy mà tạo điều kiện để nấm Fusarium solani xâm nhập vào các vết thối phát triển mạnh. Chỉ chưa đầy một tháng khi nấm xâm nhập, cây chanh sẽ xuất hiện triệu chứng vàng lá, rụng lá và thối rễ.

Cách hạn chế bệnh thối rễ trên cây chanh

bệnh vàng lá
  • Để hạn chế triệt để bệnh thối rễ, bà con thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ những cành bị sâu bệnh, già cỗi. Khi phát hiện cây vừa bị bệnh, phải cắt bỏ những nhúm rễ bị thối để giảm sự lây lan.
  • Khi nhận thấy cây bị bệnh không có khả năng phục hồi thì nên chặt bỏ và trước khi trồng cây mới phải xử lý chất đất.
  • Trong quá trình trồng, bà con nên rải vôi xung quanh gốc hay quét vôi vào gốc cây trên 60cm.
  • Thường xuyên kiểm tra, chăm sóc cây nhằm phát hiện bệnh để có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
  • Bà con nên phun thuốc chứa chất Thiram, Benomyl, Cholorothalonil hoặc Propineb khi cây vừa bị bệnh vàng lá, thối rễ kết hợp với xới nhẹ quanh gốc cây. Bên cạnh đó, nên bón phân hữu cơ, tốt nhất là phân chuồng hoai mục từ 25-50kg/gốc và Nấm đối kháng Trichoderma NaNo nhằm tiêu diệt những mầm bệnh sinh sôi trong đất, tăng cường dưỡng chất và sức đề kháng cho cây.
Nên xem:   Phòng trị hiện tượng cây cải bắp bị cháy lá

Bệnh vàng lá thối rễ thường gặp đối với cây chanh. Chúng làm giảm năng suất trầm trọng nếu không chữa trị sớm. Trong quá trình chăm bón, bà con cần nắm vững dấu hiệu, đặc điểm bị bệnh và có cách xử lý kịp thời, hạn chế những thiệt hại xảy ra.

Câu hỏi

bệnh vàng lá

500 cây chanh dây 5 tháng tuổi đang cho quả nhưng có hiện tượng lá vàng và rụng rất nhanh. Nụ mới ra cũng bị rụng, chỉ còn cành không, ngoài ra bình thường. Đã bị 200 cây trong 15 ngày. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

 TS Nguyễn Thị Nhung cho biết, hiện tượng vàng, rụng lá ở chanh dây lá do nhiều nguyên nhân: Cây bị thiếu dinh dưỡng, bệnh vàng lá thối rễ do nấm, tuyến trùng gây hại. Nếu để nặng có thể gây chết cây. Để khắc phục cho cây, cần làm như sau:

+ Thoát nước thật tốt,  không được để ngập úng bộ rễ

+ Cây bệnh nặng cần tiêu hủy nhằm tránh lây lan sang cây chưa bị bệnh

+ Rắc VÔI hoặc tưới thuốc khử trùng đất

+ Phun 1 trong các hoạt chất ZINEB hoặc PROPICONAZOLE hoặc DIFENOCONAZOLE hoặc HEXACONAZOLE hoặc FOSETYL ALUMINIUM hoặc MANCOZEB hoặc  META-LAXYL hoặc PHOSPHOROUS ACID hoặc các thuốc gốc ĐỒNG.

+ Bón thêm phân LÂN, KALI làm tăng khả năng đề kháng của rễ cây đối với bệnh và kích thích cây ra thêm rễ mới, cây phục hồi nhanh hơn

+ Sau 20-30 ngày sử dụng thuốc hóa học thì nên bón PHÂN CHUỒNG HOAI MỤC + chế phẩm TRICHODERMA để hạn chế bệnh lâu dài.

Nên xem:   Cách làm mít ra quả, làm thế nào để cho mít ra quả ở thân cây?

Hợp tác với 3N/VTC16

Video hướng dẫn

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận