Cá trắm cỏ ăn gì? Cách nuôi cá trắm cỏ nhanh lớn

Cá trắm cỏ là loại cá nước ngọt với thịt ngon, thơm. Đồng thời chúng có rất ít xương con nên rất được ưa chuộng. Nuôi cá trắm cỏ đang là một ngành chăn nuôi đem lại thu nhập tương đối cao.

Tuy nhiên nuôi cá trắm cỏ như thế nào? Cần lưu ý những gì để cá trắm cỏ nhanh lớn thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Niên Giám Nông Nghiệp tìm hiểu cách nuôi cá trắm cỏ nhanh lớn nhé.

Tổng quan về cá trắm cỏ

Nguồn gốc

Cá trắm cỏ có danh pháp khoa học là Ctenopharyngodon idella, trong tiếng anh còn gọi là grass carp. Cá trắm cỏ có nguồn gốc từ các con sông lớn ở châu Á, trải dài từ sông Amur ở Trung Quốc và phía nam Siberia đến sông Tây ở Trung Quốc và Thái Lan.

Cá trắm cỏ là loài được sử dụng phổ biến trong thực phẩm. Chúng đã được nuôi gần như trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, nghề nuôi cá trắm cỏ đã có từ rất xa xưa. Hiện nay hầu như cả ba vùng đều nuôi cá trắm cỏ với quy mô từ nhỏ tới lớn.

Đặc điểm sinh học

Về đặc sinh học, cá trắm cỏ có cơ thể thuôn dài với các vảy lớn vừa phải. Đầu của chúng không có vảy. Chúng có ba tia đơn giản và bảy tia phân nhánh trên vây lưng. Cá trắm cỏ có màu từ bạc đến ô liu.

Chúng có nhiều đặc điểm khá giống cá chép khiến nhiều người nhầm lẫn. Một mẹo đơn giản để phân biệt cá trắm và cá chép là nhìn vào miệng cá. Trong khi cá trắm có miệng rộng và thon dài thì cá chép có miệng tù và hơi lồi phía trước.

Cá trắm có có kích thước tương đối lớn. Trung bình đạt từ 1.5 tới 2.5 kg/ con sau khoảng hơn nửa năm nuôi. Loài cá được nuôi quy mô lớn cung cấp thực phẩm có kích thước trung bình cỡ 3-4 kg. Ngoài tự nhiên người dân đã bắt được những con cá trắm cỏ to tới 10kg.

Thức ăn

Cá trắm cỏ ăn thực vật thủy sinh nhưng cũng có thể ăn cả những mảnh vụn, côn trùng, cá nhỏ, giun đất và các động vật không xương sống.Chúng là loài ăn nhiều, có thể tiêu thụ tới 40% trọng lượng cơ thể của chúng mỗi ngày. 

Bằng cách ăn lượng tương đối lớn nên ngoài tự nhiên, chúng có thể làm thay đổi đáng kể thành phần của môi trường sống. Ngoài ra, chúng chỉ có thể tiêu hóa khoảng một nửa nguyên liệu thực vật mà chúng ăn mỗi ngày, phần nguyên liệu còn lại sẽ được thải vào nước, làm giàu chất dinh dưỡng cho nước.

Nên xem:   Cá lóc có phân biệt giống đực và giống cái hay không?

Chuẩn bị ao nuôi cá

Yêu cầu về ao

Diện tích ao nuôi từ 400 tới 1000 mét vuông là thích hợp nhất. Ao nuôi phải quang đãng không bị bao phủ bởi quá nhiều cây cỏ. Bờ ao chắc chắn không rò rỉ. Do cá trắm cỏ là loài sống ở tầng trung và tầng đáy nên đáy ao cần bằng phẳng lớp bùn dày từ 15 tới 20 cm.

Nước ao nên dao động từ 1 mét tới 2 mét. Nước quá nông hoặc quá sâu đều ảnh hưởng đến sự phát triển của cá. Nguồn nước trong ao phải sạch, không bị ô nhiễm bởi các nguồn nước thải sinh hoạt, nguồn nước thải của các khu công nghiệp.

Xử lý ao trước khi nuôi

Dọn ao

Sau mỗi vụ nuôi cần xử lý lại ao nuôi cá bằng hóa chất hoặc vôi sống. Thông thường sẽ dùng vôi sống vì nó tương đối rẻ và an toàn. Tháo cạn nước, dọn sạch cỏ tu dưỡng bờ và vét bùn. Nếu lớp bùn quá dày tiến hành vét bớt bùn chỉ để lại lớp bùn vừa phải từ 15 cm tới 20 cm.

Sau đó tiến hành bón vôi để tiêu diệt các loại cá tạp. Đồng thời vôi cũng giúp tiêu diệt các mầm bệnh như nấm và các vi sinh vật sinh sống tồn tại trong bùn. Lượng vôi trung bình cho ao là vào khoảng 5-7kg cho 100 mét vuông.

Bón vôi cho ao

Cách bón vôi cũng không hề khó. Vôi được rắc đều quanh thành bờ và đáy ao. Sau đó phơi nắng từ 2-3 ngày rồi mới tiến hành cho nước vào ao. Ánh nắng mặt trời kết hợp với vôi sẽ làm tăng hiệu quả tiêu diệt vi sinh vật.

Nước và sinh khối trong ao

Nước bơm vào ao nên được lọc qua lưới có mắt nhỏ để loại bỏ các loại cá tạp, cá dữ,.. theo dòng nước xâm nhập vào ao. Các loại cá này sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cá trắm cỏ.

Phân hữu cơ, phân động vật, hoặc phân xanh nên được bón để tăng sinh khối tự nhiên trong ao. Những loại phân giàu dinh dưỡng này sẽ kích thích sự phát triển của tảo và động vật phù du. Nên tiến hành bón trước 5-10 ngày trước khi thả giống. Tùy theo nhiệt độ nước mà có thể bón sớm hoặc muộn hơn.

Lượng phân hữu cơ được sử dụng thường là 3.000 kg / ha đối với phân gia súc hoặc 4500 kg / ha đối với phân xanh. Phân xanh và phân chuồng có thể được sử dụng đồng thời. Tuy nhiên, khi bón hỗn hợp cần chú ý giảm liều và tính liều phù hợp.

Giống cá trắm cỏ

Hiện nay, nhân giống nhân tạo là nguồn cung cấp giống chính cho việc nuôi cá trắm cỏ. Trong tự nhiên mặc dù vẫn có nhưng số lượng rất ít. Cá bố, cá mẹ là những con cá khỏe mạnh, sinh trưởng tốt đã được chọn trong tự nhiên và nuôi nhân tạo để tiến hành nhân giống.

Nên xem:   Làm sao khi cá trắm cỏ bị đen đầu, tróc vảy và đỏ thân?

Chọn giống

Các hộ nông dân chuyên nuôi cá trắm cỏ chia sẻ rằng kinh nghiệm để chọn cá giống cá đơn giản. Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý như nhiều loài cá như rô phi, mè,.. chọn giống nên chọn những con cá đồng đều kích thước từ 12 cm tới 15 cm.

Cá giống nên khỏe mạnh, vây đầy đủ. Bạn cũng nên chú ý chúng không được mất nhớt và bị thương và bị bệnh. Mật độ tùy theo diện tích ao nuôi nhưng nên tối thiểu là 2-3 con trên mỗi mét vuông cao.

Cách thả cá giống

Khi thả cá bạn cần chú ý, không nên thả cá ngay xuống ao khi vừa mua từ nơi mua giống về. Nên tiến hành cho cá làm quen với nước trước bằng cách ngâm dụng cụ đựng cá xuống ao tầm 10 tới 15 phút. Sau đó mới từ từ thả cá ra để cá không bị sốc khi thay đổi môi trường đột ngột.

Ngâm cho cá quen nước

Ngoài ra bạn có thể tắm cho cá trước bằng nước muối pha loãng với nước sạch. Nồng độ từ 2-3 % trong 5 tới 10 phút. Điều này giúp loại bỏ bớt mầm bệnh trên người cá. Bạn cũng nên chọn những nơi mua giống uy tín để cá giống đạt chất lượng tốt.

Giống cá trắm cỏ

Nên thả cá vào sáng hoặc chiều tối mát để đạt tỉ lệ sống cao. Trời trưa nắng thường khiến nhiệt độ nước cao, chênh lệch nhiệt độ nước và không khí cao có thể khiến cá bị sốc nhiệt ảnh hưởng tới khả năng sống.

Thời vụ thả cá trắm

Ở Việt Nam, có hai thời vụ chính để thả có là vụ xuân và vụ thu. Vụ xuân là vào khoảng từ tháng 2 tới tháng 3, còn vụ thu là khoảng tháng 8 tới tháng 9. Đây là thời điểm và khí hậu thích hợp cho sự phát triển của cá.

Cá con sang môi trường mới cần có nhiệt độ nước thích hợp để thích nghi. Do đó tránh thả cá vào mùa đông, nhất là khu vực miền Bắc nơi có khí hậu lạnh vào mùa đông thậm chí có sương giá. Cũng nên tránh thả cá vào mùa hè do mùa hè nắng gắt cũng sẽ ảnh hưởng tới quá trình thích nghi môi trường mới của cá.

Cách chăm sóc cá trắm cỏ

Thức ăn cho cá

Trong tự nhiên cá trắm cỏ ăn thực vật thủy sinh, tảo, động vật nhỏ phù du trong nước. Chúng cũng có thể ăn các thức ăn tinh như cám gạo, cám ngô. Do đó khi nuôi cá người nông dân thường phối hợp cho cá cả hai loại thức ăn trên.

Thức ăn xanh

Thức ăn xanh cho cá bao gồm các loại cỏ, các loại bèo như bèo dâu, bèo tấm, lá chuối, thân chuối, lá sắn,… Các loại thức ăn xanh này nên được cung cấp thường xuyên mỗi ngày để đảm bảo cá phát triển tốt.

Nên xem:   Kỹ thuật nuôi cá chạch trong bể xi măng

Ở giai đoạn đầu khi cá còn nhỏ nên các loại thức ăn xanh này nên được băm nhỏ vừa miệng cá, đặc biệt là thân cây chuối nên thái ra hoặc cho vào máy phay băm nhỏ. Khi cá đã trưởng thành hơn có thể cho cá ăn trực tiếp các loại cỏ.

Mỗi ngày, nên tiến hành kiểm tra loại bỏ các xác, thân cỏ cá không ăn được. Tránh để ùn ứ gây mất vệ sinh nước ao. Đồng thời ùn ứ các rác thân cây không ăn được cũng là môi trường thuận lợi cho nhiều vi sinh vật có hại sinh sôi và phát triển.

Thức ăn tinh

Hiện nay trên thị trường có bán sẵn các loại thức ăn tinh cho cá như con cò, con cá vàng,… Với các loại cám này nên cho ăn theo liều lượng đã ghi sẵn trên bao bì thành phẩm.

Thức ăn thương mại được sử dụng cho cá trắm cỏ có hàm lượng protein tương đối thấp (28-30%) và nguyên liệu thô của chúng bao gồm bã đậu, cám lúa gạo. Do đó bạn có thể thay thế các loại cám sẵn này bằng cám gạo, cám ngô.

Làm giàu sinh khối trong ao

Để cá trắm cỏ khỏe và đạt năng suất cao thì sinh khối trong ao là một yếu tốt đóng vai trò không thể thiếu. Bạn nên tiến hành bón phân hữu cơ được thực hiện với tần suất và tỷ lệ đủ để duy trì độ phì nhiêu của ao.

Độ phì nhiêu của ao có tốt thì mới cung cấp tốt các sinh vật tự nhiên (đặc biệt là động vật phù du) cho cá. Lượng phân trung bình là từ 1500-3000 kg / ha một tuần một lần đối với phân chuồng hoặc phân xanh. Tùy thuộc vào độ phì nhiêu nước hiện có mà tần suất có thể tăng giảm sao cho phù hợp.

Quan sát cá

Trong nuôi cá trắm cỏ thì kĩ năng quan sát cá mỗi ngày là một trong những việc cần thiết. Bạn nên thăm cá mỗi buổi sáng để kịp thời phát hiện những vấn đề và khắc phục khi có sự cố xảy ra.

Một vấn đề rất hay gặp ở cá trắm đó là cá nổi thành hàng dài vào mỗi sáng và không lặn xuống. Nguyên nhân chủ yếu là do cá thiếu oxy. Nếu gặp trường hợp này, bạn nên tạm dừng cho ăn và bơm thêm nước vào ao. Đồng thời, có thể dùng máy bơm đảo dòng để tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước.

Thu hoạch cá trắm cỏ

Thu hoạch cá trắm cỏ

Cá trắm có có thể thu hoạch theo đợt hoặc thu hoạch hàng loạt. Thu hoạch chọn lọc thường được tiến hành vào sáng sớm. Bởi vì sáng nhiệt độ tương đối thấp và để bán buổi sáng vào cuối mùa hè và mùa thu. 

Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ không hề khó. Hy vọng những chia sẻ của Niên Giám Nông Nghiệp sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công!

Theo: Biển Lặng

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận