Cách chăm sóc heo con mới đẻ

Heo con mới đẻ còn non nớt, sức đề kháng còn rất yếu. Để tăng tỷ lệ sống của heo con cao thì việc chăm sóc heo con mới đẻ cần đòi hỏi độ tỉ mỉ cũng như đảm bảo về kỹ thuật chăm nuôi.

Hôm nay tôi và bà con sẽ tiến hành tìm hiểu về phương pháp chăm sóc heo con mới đẻ cũng như cách nuôi heo con bị mất mẹ một cách thuận lợi nhất.

Cách chăm sóc heo con mới đẻ

Cho heo con bú sữa đầu

Đây là bước quan trọng cần được lưu tâm vì thời điểm này sẽ trôi qua và không lấy lại được nếu không được để ý. Heo con mới sinh sau khi cắt rốn, lau khô cần tiến hành cho heo con bú sữa đầu ngay.

Trong sữa đầu của heo mẹ có chứa hàm lượng vitamin, protein, chất thô và các kháng thể tốt cho đường ruột của heo con. Vì vậy việc bú sữa đầu sẽ giúp heo con có sức đề kháng tốt trong những ngày tháng về sau. Sữa đầu của heo mẹ chỉ có trong vòng 24h sau khi sinh. Vì vậy bà con cố gắng lưu ý về điều này.

Sau khi heo con vừa mới sinh ra bà con không nên bấm răng ngay. Vì như vậy heo con sẽ bị đau gây khó khăn cho việc bú sữa đầu.

Việc cho heo con bú mẹ sẽ giúp heo mẹ co bóp tử cung và gọi sữa về. Tuy nhiên cần cho heo con bú đúng cữ. Hết cữ bà con cần ngắt ra luôn tránh tình trạng mỏi hàm ở heo con.

Cố định đầu vú

Heo con mới sinh ra trong những lần đầu bú bà con cần hỗ trợ cố định đầu vú. Việc này để đảm bảo rằng tất cả heo con trong đàn đều được bú sữa đầu từ heo mẹ.

Trong trường hợp số lượng heo con nhiều hơn số núm vú của heo mẹ. Thì bà con tiến hành cho heo con bú luân phiên. Điều này sẽ giúp bầy heo con phát triển lớn đồng đều. Giảm thiểu độ chênh lệch về cân nặng trong đàn heo.

Như bà con đã biết, lượng sữa của heo mẹ sẽ sản xuất theo nhu cầu bú của heo con. Tức là khi heo con bú ít thì sữa sẽ về ít. Heo con bú nhiều thì núm vú ấy sẽ căng sữa. Điều này tạo ra sự chênh lệch trong lượng sữa về giữa các núm vú.

Nên xem:   Các giống lợn ở việt nam, giống heo nào cho thịt thơm ngon nhất?

Để khắc phục điều này bà con có thể để ý cho các chú heo còi bú những vú có nhiều sữa. Những chú heo lớn bú vú đang có ít sữa để kích thích sữa về đều đặn giữa các núm vú.

Nhốt heo con vào lồng úm riêng

Trong những ngày đầu sức khỏe của heo con còn yếu. Bà con tiến hành nhốt heo con vào lồng úm sưởi ở nhiệt độ khoảng 31 – 32 độ. Điều này sẽ giúp bà con kiểm soát được sức khỏe của đàn heo con mới đẻ.

Không những vậy việc nhốt heo con vào lồng úm riêng sẽ có thời gian để heo mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh.

Tiêm bổ sung sắt cho heo con

Sau khi heo con sinh được tầm 3 – 4 ngày. Bà con tiến hành tiêm bổ sung sắt cho heo con. Thuốc tiêm và cách thức bà con tiến hành theo đúng hướng dẫn sử dụng trên bao bì của thuốc.

Để yên tâm hơn bà con có thể mời bác sỹ thú y đến tiêm cho đàn heo con của mình.

Tập ăn cho heo con

Khoảng thời gian hợp lý để tiến hành tập ăn cho heo con là khoảng 4 – 7 ngày tuổi. Bà con tiến hành cho heo con ăn ít và chia thành nhiều bữa.

Cai sữa cho heo con

Sau giai đoạn tập ăn cho heo thì khi heo con được khoảng 25 – 28 ngày, bà con bắt đầu tiến hành cai sữa.

Điều kiện để có thể cai sữa cho heo con đó là heo đạt trọng lượng 6 kg trở lên. Thời điểm bắt đầu cai sữa heo con phải đang trong tình trạng khỏe mạnh và quen với việc ăn thức ăn.

Trước khi cai sữa trước đó 3 -5 ngày bà con phải giảm dần lượng bú mẹ của heo con. Tăng dần thời gian tách riêng mẹ và con. Thời gian tách hợp lý nhất là vào ban đêm.

Khi cai sữa bà con cố gắng chọn thời điểm thời tiết ổn định. Tuyệt đối tránh những lúc thời tiết có thay đổi như mưa bão sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của heo con.

Cách nuôi heo con mất mẹ

Như bà con đã biết sữa mẹ rất quan trọng đối với sự phát triển của heo con. Đặc biệt là heo con mới đẻ. Nhưng trong quá trình chăn nuôi đôi khi chúng ta sẽ gặp phải trường hợp heo mẹ sau sinh bị mất hoặc là bị mất sữa.

Vậy để chăm nuôi được đàn heo con khỏe mạnh mà không có sữa mẹ đòi hỏi phải có công thức phối trộn thức ăn hợp lý.

Dưới đây tôi sẽ chỉ cho bà con phương pháp nuôi heo con bị mất mẹ sao cho đàn heo con vẫn khỏe mạnh, tăng trưởng tốt nhé.

Giai đoạn đầu từ 1 – 10 ngày tuổi

Đây là giai đoạn heo con còn rất non nớt. Sức đề kháng yếu nên việc cho heo ăn cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt.

Bà con tiến hành trộn 96 % sữa bột + 3 % mật ong + 1 % premix cùng với nước sôi. Lượng thức ăn hợp lý bà con nên cho ăn đó là 20 – 40g/ con. Bà con chia ra cho heo con ăn làm 6 bữa trong ngày.

Nên xem:   Quy trình vệ sinh phòng bệnh cho heo nái mang thai

Trong 1 -2 ngày đầu heo có thể chưa quen được với việc ăn thức ăn. Bà con có thể tiến hành hỗ trợ cho thức ăn vào miệng heo con. Bà con cứ tập dần dần đến khoảng ngày thứ 4 heo con sẽ tự ăn mà không cần phải hỗ trợ nữa.

Trong quá trình heo con ăn bà con chú ý đến lượng thức ăn mà đàn heo con tiêu thụ. Để điều chỉnh sao cho hợp lý. Trường hợp heo con ăn tăng lượng thức ăn thì bà con tiến hành thay máng rộng hơn để dễ dàng cho việc ăn uống của đàn heo.

Giai đoạn heo con từ 11 – 20 ngày tuổi

Ở giai đoạn này heo con đã quen với việc ăn thức ăn. Bà con tiến hành trộn sữa bột cùng với bột mì theo tỷ lệ 1:3. Sau đó cho thêm 1 % premix trộn đều với nước nóng. Thời điểm này bà con cũng có thể dùng rau xanh băm nhỏ để thay cho premix cũng rất tốt.

Bà con tiến hành cho heo con ăn ngày 5 bữa. Và tăng lượng thức ăn lên là 100 – 250g/ con.

Giai đoạn heo con từ 40 – 60 ngày

Giai đoạn này là giai đoạn đàn heo chuẩn bị xuất chuồng. Sức khỏe cũng như quá trình tăng trưởng đều rất tốt.

Thời điểm này bà con tiến hành nấu cám gạo với bột đỗ tương thêm chút bột cá. Sau khi nấu chín để nguội. Bà con tiến hành trộn với 1 % premix hoặc bột ngô. Bà con cho heo ăn 4 – 5 bữa/ ngày. Lượng thức ăn tiêu thụ hợp lý ở giai đoạn này là 200 – 400g/ con.

Các bệnh thường gặp ở heo con

Bệnh tai xanh

Heo con nếu bị mắc bệnh tai xanh sẽ có biểu hiện sốt cao, bỏ ăn. Bà con sẽ thấy heo ho nhiều, chân run rẩy, nặng hơn sẽ bị chết. Hiện nay chưa có thuốc điều trị căn bệnh này nên việc quan trọng bà con cần làm đó là phòng bệnh.

Để phòng trừ tránh bệnh tai xanh bà con tiến hành tiêm phòng cho đàn heo ngay khi còn nhỏ. Tăng cường vệ sinh chuồng trại và bổ sung khoáng chất, vitamin vào thức ăn cho heo để tăng sức đề kháng

Bệnh dịch tả

Đây là một bệnh có sức lây lan rất lớn nếu không kịp phát hiện kịp thời. Heo con khi mắc bệnh dịch tả sẽ có biểu hiện uống nhiều nước, chân lạnh toát. Heo con sẽ nằm im một chỗ và run thành từng cơn.

Ở thời điểm đầu của bệnh heo sẽ đi ngoài ra phân có màu đen, phân táo và có chất nhầy màu trắng.

Sau 5 – 7 ngày heo sẽ có biểu hiện thâm tím tái người và chân . Ở cuối thời kỳ của bệnh heo sẽ ỉa chảy và chết.

Hiện nay nếu heo đã mắc bệnh thì chưa có vắc xin để điều trị bệnh. Nhưng bà con có thể tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh. Sau khi tiêm phòng khoảng 10 ngày vắc xin sẽ bắt đầu có tác dụng. Thời gian hiệu lực của vắc xin là khoảng 4 – 5 tháng.

Bệnh tụ huyết trùng

Đây là một bệnh rất nguy hiểm vì gần như heo sẽ không có biểu hiện của bệnh. Bà con sẽ thấy heo đột ngột bỏ ăn và chết rất nhanh. Heo bị bệnh sẽ bị sốt, nước mũi chảy, phân táo bón đôi khi có màng nhầy.

Nên xem:   Chọn giống lợn nái trong kỹ thuật chăn nuôi lợn nái hậu bị

Để phòng bệnh bà con tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho heo. Vắc xin sẽ có hiệu quả trong vòng 3 – 4 tháng bà con nhé. Nên nếu kết hợp chăn nuôi đúng kỹ thuật thì bà con sẽ phòng chống được bệnh tụ huyết trùng một cách hiệu quả.

Nếu đàn heo bị bệnh bà con tiến hành cho uống kháng sinh Tiamulin hoặc gentamicin. Đồng thời với việc uống kháng sinh bà con bổ sung thêm cho heo vitamin B1, B12. Liều lượng theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì của thuốc.

Bệnh bị phù đầu

Đây là một bệnh ở hệ tiêu hóa do vi khuẩn E. coli gây ra. Bệnh thường gặp ở gia đoạn heo con mới cai sữa, heo sẽ sốt nhẹ, ủ rủ. Nếu để ý bà con sẽ thấy heo đi ngoài ra phân có màu vàng, da của heo con nhăn nheo, heo sẽ bỏ ăn, mệt mỏi.

Để phòng và trị bệnh bà con tiến hành tiêm thuốc cho heo. Đồng thời nên cho heo con tập ăn từ sớm. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để ngăn chặn hạn chế tối đa bệnh tật.

Bệnh ỉa chảy phân trắng

Bệnh này thường gặp ở heo con 4 -5 ngày tuổi hay thời tiết mưa ẩm. Biểu hiện của bệnh là heo đi ngoài ra phân màu trắng hoặc màu trắng ngà giống xi măng. Phân có mùi tanh rất khó chịu.

Để phòng bệnh bà con tiến hành vệ sinh chuồng trại. Giữ cho chuồng luôn luôn được sạch sẽ khô thoáng. Nếu đàn heo bị bệnh thì tiến hành tiêm thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ thú y.

Bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn thường gặp ở heo con giai đoạn từ 1 – 3 tháng tuổi. Heo mắc bệnh thương hàn sẽ có biểu hiện sốt cao. Heo đi ngoài có phân màu vàng lẫn bọt, hôi thối.

Nếu tinh ý hơn bà con sẽ thấy heo con bị nổi da gà, xù lông. Từ đó hạ thân nhiệt dần rồi chết.

Để phòng bệnh thương hàn bà con tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho heo. Nếu heo đã bị bệnh cần phải cách ly ngay, vệ sinh và sát trùng chuồng trại. Dùng kháng sinh trị bệnh cho heo theo hướng dẫn của hiệu thuốc.

Trên đây tôi đã chỉ ra cho bà con phương pháp chăm sóc heo con mới đẻ và những lưu ý khi nuôi heo con mất mẹ. Tôi hi vọng rằng với những kinh nghiệm trên sẽ một phần nào hỗ trợ được bà con. Giúp bà con tự tin hơn với mô hình chăn nuôi của mình.

Theo: Băng Giá

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thêm bình luận