Khắc phục khi bồ câu mắc bệnh tiêu chảy

E.Coli là một trong những loại vi khuẩn đường ruột phổ biến nhất ở gia súc, gia cầm và thậm chí là ở người. Khi điều kiện vệ sinh không sạch sẽ, thức ăn cho vật nuôi không đảm bảo an toàn thì việc nhiễm bệnh là khó tránh khỏi. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bà con một số phương pháp xử lý khi bồ câu mắc bệnh tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn E.Coli gây ra.

Triệu chứng và cách thức lây truyên của E.Coli ở gia cầm

bồ câu mắc bệnh tiêu chảy

E.Coli thường tấn công vào gia cầm, gia súc khi sức đề kháng của cơ thể đang suy giảm, Chúng tập trung ở hệ tiêu hóa để tấn công, do đó triệu chứng căn bản nhất của bệnh này là tiêu chảy.Chúng phát triển với tốc độ cực kỳ nhanh. Khi tăng trưởng đến số lượng nhất định, loại vi khuẩn này sẽ tấn công vào đường máu và lan đi toàn cơ thể, khiến hoạt động của các cơ quan khác bị rối loạn. Thời gian ủ bệnh của E. Coli rơi vào khoảng 10 ngày.

Để điều trị bồ câu mắc bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn E.Coli không phải đơn giản. Bởi chứng bệnh này không có triệu chứng đặc trưng nào cả. Biểu hiện chung của các cá thể bồ câu mắc bệnh là kém ăn, lông xù, năng suất trứng giảm, gầy gò… Bệnh đặc biệt tiến triển rất nhanh trên những cá thể non nhỏ, do hệ hô hấp của chúng còn quá yếu, gây tiêu chảy phân loãng, khó thở, ho khẹc, sổ mũi… Tỉ lệ gia cầm chết do bệnh này cũng ở mức khá cao.

Nên xem:   Những lưu ý quan trọng khi bấm răng cho heo sơ sinh

Triệu chứng bệnh:

– Gà hô hấp khó khăn, hay thở gấp.

– Vùng mắt và mũi chảy nước.

– Ho khẹc, nghẹt mũi.

– Ăn kém, phân loãng, uống nhiều nước, hay khò khè, ủ rễ.s

Điều trị tiêu chảy ở chim bồ câu do nhiễm E.Coli

Có nhiều loại thuốc điều trị nhiễm khuẩn E.Coli, tùy vào mức độ bệnh mà bà con có thể lựa chọn. Ngoài ra, việc điều trị triệu chứng bệnh phải luôn đi kèm với bổ sung dinh dưỡng, cung cấp vitamin và khoáng chất để bồ câu khỏe mạnh, đủ sức khỏe chống chọi bệnh tật.

– Sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh chứa các hoạt chất sau để trị bệnh. Có thể pha thuốc vào nước uống của bồ câu hoặc trộn vào thức ăn hàng ngày: Flofenicol  4% hoặc Flumequin hoặc Trimethoprim kết hợp với Sulfamethoxazol hoặc Norfloxacin hoặc Gentamycin + Colistin hoặc Enrofloxacin. Dùng thuốc 1 lần/ngày và liên tục trong 7 ngày. Liều lượng sử dụng tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất in trên bao bì sản phẩm.

– Điều trị bằng kháng thể E.Coli, cho uống 2 lần/ngày liên tục trong 3 ngày.

– Cho bồ câu uống chất điện giải Gluco C thay nước liên tục trong 10 ngày

– Trộn thêm Vitamin A, D, E và BComplex, kết hợp với men tiêu hóa và khoáng Premix vào thức ăn của bồ câu trong vòng 1 tháng.

Phòng ngừa bệnh E.Coli trên bồ câu

bồ câu mắc bệnh tiêu chảy

Hiện nay đã có vắc-xin phòng E.Coli, nhưng vì chúng có quá nhiều chủng vi khuẩn nên dùng vắc-xin không thể phòng ngừa tất cả được. Để không phải liên tục đối phó với

Nên xem:   Chữa trị thế nào khi dê bỏ ăn, sùi bọt mép?
bệnh tiêu chảy ở bồ câu, bà con nên phòng ngừa bệnh từ sớm bằng các cách sau:

– Vệ sinh chuồng sạch sẽ, đặc biệt là nền chuồng và dụng cụ chứa đồ ăn, thức uống.

– Phun xịt thuốc sát trùng định kỳ.

– Thường xuyên bổ sung dưỡng chất vào thức ăn cho bồ câu để tăng đề kháng.

Câu hỏi

2 đôi chim bồ câu bố mẹ, khi ấp nở con ra được 7- 10 ngày thì thấy chim non có hiện tượng đi ngoài phân loãng màu trắng có dịch nhầy, gầy đi, đã bị 3 lứa như vậy. Đã dùng thuốc kháng sinh nhưng không đỡ. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Theo những biểu hiện như anh mô tả, chuyên gia Trương Văn Dung chẩn đoán: Chim bồ câu đã bị bệnh tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn E.coli gây bệnh.

Cách khắc phục như sau:

+ Giữ ấm cho chim trong thời gian điều trị

+ Dùng 1 trong các thuốc kháng sinh đặc hiệu có hoạt chất sau  điều trị tich cực như trộn vào thức ăn hoặc pha nước uống FLORFENICOL  4% hoặc FLUMEQUIN hoặc TRIMETHOPRIM + SULFAMETHOXAZOL  cho uống 1 lần/ ngày/ liên tục 5 ngày.

+ Cho uống KHÁNG THỂ E.COLI  2 lần/ ngày/ 3 ngày

+ Cho uống chất điện giải GLUCO-C 10 ngày

+ Bổ sung VITAMIN ADE + VITAMIN BCOMPLEX  và MEN TIÊU HÓA, khoáng chất PREMIX vào thức ăn cho ăn 1 tháng .

+ Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi bằng dung dịch thuốc SÁT TRÙNG.

Hợp tác với 3N/VTC16

Nên xem:   Lợn bị Hecni rốn thì điều trị thế nào

Video hướng dẫn

Rate this post

Bài viết liên quan

Thêm bình luận