Kỹ thuật nuôi gà mía nhanh lớn cực hiệu quả

Gà mía là là loài gà lai có nguồn gốc nội địa Việt Nam. Đây là loại gà sinh trưởng nhanh, thích nghi và phát triển tốt. Chăn nuôi gà mía đang là một ngành chăn nuôi đem lại lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên kỹ thuật nuôi gà mía nhanh lớn không phải ai cũng biết.

Hãy cùng Niên Giám Nông Nghiệp tìm hiểu nhé.

Gà mía là gà gì?

Nguồn gốc

Gà mía là loài có nguồn gốc từ vùng Đường Lâm, Hà Nội. Rất nhiều người sau khi nghe tên gà thì đoán rằng loài gà này có liên quan đến mía hay mía là thức ăn của loài gà này. Tuy nhiên sự thực không phải như vậy.

Nuôi gà mía

Khi xưa, ở vùng đất Đường Lâm cổ, loài gà này theo tiếng Nôm gọi là Tổng Mía vì vậy mà sau này người ta vẫn gọi là gà mía. Ngoài ra, chúng còn nổi danh với tên gọi gà tiến vua.

Từ năm 1999 các nhà khoa học đã phát hiện ra bộ gen quý của loài gà mía bản địa này. Sau đó, gà mía được đưa vào danh sách các loài vật cần bảo tồn. Từ đó tới nay gà mía được chăn nuôi, nhân rộng quy mô. Theo thống kê năm 2018 thì gà mía phân bố chủ yếu ở Sơn Tây Hà Nội đạt sản lượng 80 000 con và hơn 180 tấn mỗi năm.

Đặc điểm

Gà mía là loại gà bản địa, nên có nhiều đặc điểm thích nghi tốt với khí hậu Việt Nam. Khi trưởng thành gà mái có lông màu lá chuối khô, gà trống có lông màu mật rất đặc trưng mà không loài gà nào có được.

Nhiều người hay nhầm lẫn gà mía với gà Lạc Thủy Hòa Bình. Tuy nhiên, gà mía có màu da vàng đỏ. Ở gà mái đẻ sẽ có yếm lườn. Một đặc điểm nữa để phân biệt gà mía với hầu hết các loại gà khác là có sọc đỏ ở hai chân.

sọc đỏ ở chân gà mía

Chúng là loài sinh trưởng tương đối nhanh. Khi mới nở gà có trọng lượng khoảng 30g tới 35 g. Chúng mất khá nhiều thời gian để hoàn thiện bộ lông thông thường sau khoảng 15 tuần mới hoàn thiện. Sau khoảng ba tháng nuôi gà sẽ nặng trên dưới 2kg.

Thông thường, gà mía sẽ được xuất chuồng sau khoảng bốn tới năm tháng chăn nuôi. Trọng lượng khi làm thịt sẽ đạt khoảng từ 3 tới 4kg tùy loại gà trống gà mái. Thịt gà mía thì thơm, ngon, dai không bã hay bột như gà công nghiệp.

Nên xem:   Bệnh cháy lá trên cây chôm chôm

Giá gà đẻ sau khi nuôi khoảng 7 tới 8 tháng. Trứng gà tương đối nhỏ nhắn đạt trọng lượng trung bình từ 30-50g tùy theo điều kiện chăn nuôi. Tốc độ sinh sản của gà mía không cao, đạt trung bình khoảng 55 quả trứng mỗi năm.

Cách chọn gà giống

Chọn gà giống mía tốt là điều rất quan trọng để chăn nuôi gà mía đạt năng suất cao. Bạn nên chọn các con gà mía con có lông trắng đục, mắt tinh nhanh, nhanh nhẹn. Đồng thời nên chọn các con có kích thước đồng đều.

Không nên chọn những con gà con chậm chạp, lông xù, có dấu hiệu dù hay bị bệnh. Những con gà này sẽ phát triển kém, dẫn tới hiệu quả kinh tế kém. Ngoài ra, bạn nên chọn những nơi cung cấp gà giống chuẩn có uy tín tránh gà không đúng giống kém chất lượng.

Gà con nên được mua từ một nguồn có tiêm vaccin đầy đủ. Tránh việc mua gà giống từ nhiều nguồn khác nhau, khiến chất lượng không đồng đều. Việc gà giống từ nhiều nguồn cũng khiến khó khăn hơn trong việc kiểm soát dịch bệnh cho gà con sau này.

Những điều cần chuẩn bị khi nuôi gà mía

Gà mía khác với các loại gà công nghiệp. Chúng sống ngoài tự nhiên trong môi trường rộng lớn do đó trong chăn nuôi thường được nuôi theo phương thức chăn thả tại các khu vực đồi núi.

Chúng cần có không gian di chuyển. Do đó vườn thả gà là một trong những yếu tố quan trọng. Ngoài ra khi nuôi gà cần có thêm chuồng để cho gà ngủ, tránh mưa, nắng và tạo khu vực ăn uống cho gà.

Chuồng nuôi gà mía

Chuồng gà phải đảm bảo thoáng mát và sạch sẽ. Hướng chuồng nên là hướng Nam hoặc Đông Nam. Tránh làm chuồng gà hướng Đông hoặc Đông Bắc bởi vì ông cha ta có câu: “Chuồng gà hướng Đông, cái lông chẳng còn”

Sở dĩ như vậy là bởi vì nước ta là nước gió mùa. Vào mùa đông gió lạnh thường thổi theo hướng Đông Bắc sẽ rất ảnh hưởng tới sự phát triển của gà. Gà mía là loại có khả chịu lạnh khá tốt tuy nhiên nếu thời tiết quá lạnh cũng sẽ ảnh hưởng tới tiến độ phát triển của gà.

Trong khi đó mùa hè ở nước ta gió Lào nóng thường thổi theo hướng Tây. Do đó bạn cũng nên tránh hướng này khi làm chuồng gà để đảm bảo gà không bị quá nóng vào những ngày mùa hè.

Ngoài ra, gà mía có tập tính ngủ ở trên cao do đó khi chăn nuôi và làm chuồng nên tiến hành thiết kế các dàn đậu trong chuồng. Dàn đậu này có thể bằng tre, gỗ, sắt hoặc bê tông đều được.

Tránh các dàn đậu trơn tròn khiến gà không đứng được. Các dàn đậu nên thiết kế cách mặt đất từ nửa mét trở lên và cách nhau từ 30 tới 40 cm. Tránh cho gà tranh chấp hay mổ nhau khi dàn đậu quá gần.

Nên xem:   Uống Tam Thất bị béo có đúng không?

Ngoài ra nếu chăn nuôi gà mía đẻ trứng thì cần tạo các ổ đẻ cho gà mái. Các ổ đẻ nên ở vị trí thoáng mát và cách mặt đất ít nhất từ nửa mét trở lên. Một ổ đẻ có thể ghép từ 5 tới 10 gà mái.

Gà mía mái và ổ

Sân chơi

Khi nuôi gà mía thì sân chơi rất quan trọng. Nó là một trong các yếu tố quyết định độ săn chắc của thịt gà. Sân chơi rộng hay hẹp tùy thuộc vào diện tích vườn của hộ nuôi gà. Tuy nhiên cần đảm bảo tối thiểu là 0.5 mét vuông cho một con gà.

Vườn chơi gà mía

Ngoài ra sân chơi nên có cây tạo bóng mát. Vườn nên rộng tối thiểu là gấp đôi chuồng gà. Nếu có điều kiện vườn thả gà nên được rải cát.

Vườn thả cần được quây bằng lưới cao 2.5 mét. Để đảm bảo gà không thể bay ra ngoài gây thất thoát. Lưới thì có thể là lưới sắt hoặc lưới nhựa, lưới tre gỗ, đều được. Mỗi loại lưới sẽ có những ưu nhược điểm riêng.

Lưới sắt sẽ tạo độ chắc chắn cho vườn nhưng chi phí đầu tư ban đầu sẽ tương đối lớn. Nhưng lưới nhựa, lưới gỗ, hay lưới bằng tre nứa thì tương đối rẻ tiền. Tuy nhiên chúng thường kém bền và nhanh hỏng theo thời gian.

Vườn thả gà nên được quét dọn thường xuyên. Đặc biệt là những nơi có nhiều lá sẽ rất dễ tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh. Ngoài ra cần san bằng các hố trũng thường xuyên để tránh ứ đọng nước.

Kỹ thuật chăm sóc gà nuôi gà mía

Các giai đoạn nuôi gà mía

Chăm sóc gà mía thì tương tự như nhiều loài gà khác cần chia làm ba giai đoạn giai đoạn úm, giai đoạn phòng bị và giai đoạn để trứng sinh sản. Tuy nhiên nếu chăn nuôi gà lấy thịt bạn chỉ cần phát triển qua hai giai đoạn. Nếu bạn muốn nhân giống và cho gà sinh sản thì mới cần chuyển sang giai đoạn thứ ba.

Giai đoạn úm

Giai đoạn đầu là từ 1 tới 10 tuần tuổi. Hay còn gọi là giai đoạn úm. Giai đoạn này cần nuôi nhốt gà hoàn toàn.

Gà mía con

Thắp đèn để sưởi ấm cho gà. Thông thường sẽ tầm khoảng 2 bóng đèn 75W cho mỗi một trăm con gà. Thức ăn nên được cho vào các máng rộng đặt trên mặt đất, thành thấp, đặt với tần suất tương đối dày.

Nên cho gà ăn nhiều bữa mỗi bữa với lượng vừa phải để kích thích gà ăn nhiều hơn. Nên tránh dùng máng treo vì gà còn nhỏ sẽ khó với tới để ăn được hoặc sẽ rất dễ rơi vãi. Ngoài ra giai đoạn này bạn nên bổ sung thêm khoáng và vitamin E trộn vào thức ăn cho gà.

Giai đoạn phòng bị

Kết thúc giai đoạn úm sẽ chuyển sang giai đoạn phòng bị. Bạn chọn các con gà tốt, sinh trưởng phát triển mạnh, tách riêng các con gà có dấu hiệu bị bệnh, hay kém phát triển. Giai đoạn này sẽ tiến hành nuôi trong 10 tuần.

Nên xem:   Các thuốc trị bệnh cho cá

Giai đoạn này, gà nên được nuôi theo phương thức bán chăn thả. Các máng ăn và máng nước nên được bố trí với mật độ thưa hơn giai đoạn úm. Đồng thời có thể sử dụng dạng máng treo và máng đặt đều được.

Thức ăn cho gà mía

Thức ăn cho gà nên là thức ăn tự phối trộn có nguồn gốc nông nghiệp. Bao gồm ngô, bột đậu tương, lúa mì, cám gạo,…được phối trộn theo tỉ lệ nhất định phù hợp với từng giai đoạn phát triển của gà. Tránh cho chúng ăn chỉ một loại cảm sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho gà phát triển.

Thức ăn cho gà

Ngoài ra nếu không phối trộn kịp thì có thể sử dụng các loại thức ăn tinh bên ngoài. Hiện nay các cơ sở bán thức ăn sẵn tương đối phổ biến trên thị trường. Bạn nên chọn một vài cơ sở hoặc hãng uy tín để mua.

Nước uống cho gà mía

Nước cho gà uống nên là nước sinh hoạt sạch. Tránh cho gà uống các nguồn nước không đảm bảo các nguồn nước kém vệ sinh hay bị ô nhiễm. Các máng nước nên đặt xen kẽ các máng ăn. Máng nước nên được vệ sinh và thay nước thường xuyên hai lần mỗi ngày.

Vệ sinh chuồng trại

Trong suốt quá trình nuôi gà, việc vệ sinh chuồng trại và các thiết bị chăn nuôi như máng ăn máng uống cần được tiến hành thường xuyên. Định kì phun thuốc sát trùng để diệt ve, mòng, muỗi cho chuồng trại để tránh sự sinh sôi của các tác nhân gây bệnh này đặc biệt là mùa hè.

Phun thuốc phòng bị

Tần suất phun thuốc sát trùng là khoảng 10 ngày một lần. Khi phun thuốc cần chú ý nên phun vào giữa trưa thời điểm nắng nhất, phun từ trên xuống và vừa đủ ướt chuồng. Ngoài ra cần tránh phun trực tiếp vào gà.

Phòng bệnh trong chăn nuôi gà mía

Tương tự như chăn nuôi lợn, vịt, trâu, ,… hay bất kì loài vật nuôi nào thì việc phòng bệnh là rất quan trọng. Bạn nên tiến hành tiêm vaccine phòng bệnh cho gà mía theo đúng hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương như cúm gia cầm, newcastle, đậu, tụ huyết

Giá của gà mía

Hiện nay gà mía được bán tương đối phổ biến trên thị trường với giá dao động từ 120k tới 140k/kg. Gà mía giống cũng được cung cấp phổ biến với giá từ 10k tới 20k cho mỗi con gà. Trong khi chi phí nuôi một con gà cho đến khi trưởng thành là khoảng 80k. Nên lãi trên một con gà mía đạt mức ổn.

Gà mía trưởng thành

Gà mía là loại gà cung cấp thịt ngon, dai và chắc. Đồng thời kỹ thuật nuôi gà mía cũng không quá phức tạp. Hy vọng rằng những chia sẻ trên của Niên Giám Nông Nghiệp sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công!

Theo: Biển Lặng

4/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Không có bình luận cho bài viết này

Thêm bình luận